Xin kính chào quý vị!
Bảng khảo sát nhằm xác định ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro trong các dự án xây dựng tại Việt Nam. Kết quả cuộc khảo sát sẽ là cơ sở để thiết lập một mô hình quản lý rủi ro phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, từ đó tạo điều kiện cho các giám đốc, chuyên viên quản lý dự án xây dựng có thể chủ động kiểm soát tiến độ và kinh phí một cách hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Bảng câu hỏi:
Bảng khảo sát bao gồm 21 yếu tố rủi ro có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong các dự án xây dựng tại Việt Nam.
Mỗi yếu tố rủi ro có 3 thông số cần khảo sát:
- Khả năng xảy ra (%): xác suất, tần suất xảy ra trong thực tế (%)
- Ảnh hưởng lên thời gian hoàn thành công việc (%): trong các dự án khác nhau, thời gian hoàn thành các công việc thường khác nhau nên thông tin cần khảo sát dưới dạng %.
- Ảnh hưởng lên chi phí của công việc (%): tương tự như ảnh hưởng lên thời gian nhưng đối với chi phí của công đoạn.
Ví dụ:
- Trình độ và năng suất lao động của công nhân kém làm cho thời gian thi công kéo dài thêm 30% - 50%.
Rủi ro này xảy ra thường xuyên, cứ 10 dự án thì có 8-9 dự án mà trình độ nhân công không đáp ứng yêu cầu -> xác xuất xảy ra là 80% - 90%
A. Nhóm các rủi ro liên quan đến chủ đầu tư công trình
1. Khó khăn về kinh phí của chủ đầu tư (Financial difficulties of owner)
Đây là rủi ro về phía Chủ đầu tư trong việc huy động nguồn vốn cho Dự án. Chủ đầu tư không chi trả đúng hạn cho các nhà thầu như trên hợp đồng, huy động vốn chậm, ngân hàng giải ngân chậm... Ảnh hưởng của rủi ro này đến Dự án thường rất nặng nề như làm ngừng hẳn hoặc gián đoạn Dự án cho đến khi Chủ đầu tư giải quyết được các khó khăn về kinh phí.
2. Chậm thanh toán các hạng mục đã hoàn thành (Slow payment of completed works)
Thanh toán chậm cho các hạng mục công việc đã được nghiệm thu: Rủi ro xảy ra do Chủ đầu tư trì hoãn hoặc không thanh toán cho Nhà thầu theo đúng tiến độ thanh toán của Hợp đồng. Rủi ro này ảnh hưởng đến tiến độ của Dự án khi Nhà thầu tạm ngưng hoặc giảm dần khối lượng công việc thực hiện. Đây là rủi ro khá phổ biến ở các nhà thầu, nhất là trong các dự án do Chính phủ tài trợ, quá trình thanh toán thường kéo dài rất lâu.
3. Bàn giao mặt bằng không đúng hạn (Slow site clearance)
Chủ đầu tư tiến hành giải phóng mặt bằng để bài giao cho đơn vị thi công bị vướn mắc về giá thành đền bù, tái định cư...dẫn đến chậm
B. Nhóm các rủi ro liên quan đến nhà thầu
4. Quản lý và giám sát thi công yếu kém (Poor site management and supervision)
Rủi ro xảy ra do trình độ yếu kém trong việc tổ chức thi công, quản lý công trường của Nhà thầu. Đây là một rủi ro phổ biến ở các Nhà thầu thiếu kinh nghiệm của Việt Nam. Rủi ro xảy ra do kỹ sư giám sát thiếu kinh nghiệm và năng lực quản lý công trường kém. Quản lý máy móc thi công của nhà thầu giữa các dự án không hợp lý.
5. Tai nạn lao động (Labour accident)
Rủi ro này rất thường xảy ra. Khi xảy ra tai nạn lao động hoặc hư hỏng thiết bị. Các tổn thất thường được bảo hiểm chi trả nhưng tiến độ dự án bị ảnh hưởng
6. Khó khăn về kinh phí của Nhà thầu (Financial difficulties of contractor)
Đây là rủi ro trong việc huy động vốn tạm ứng để thi công công trình của Nhà thầu. Dự án sẽ bị ảnh hưởng lớn khi Nhà thầu không thể huy động đủ kinh phí để mua vật tư, thuê mướn nhân công/thầu phụ, máy móc phục vụ cho việc thi công.
7. Khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thi công mới (Obsolete or unsuitable construction methods)
Rủi ro xảy ra khi Nhà thầu sử dụng không đúng hoặc không thành thạo các công nghệ thi mới theo yêu cầu của Dự án. Các công nghệ xây dựng tiên tiến khó áp dụng vào hoàn cảnh Việt Nam: huấn luyện nhân công, môi trường thi công...
8. Dự toán đấu thầu thiếu chính xác (Inaccurate estimates):
Ước lượng chi phí và thời gian thi công không chính xác. Rủi ro xảy ra trong quá trình tính toán khối lượng, chi phí, ước lượng thời gian thi công của Nhà thầu cho các hạng mục công việc. Tính toán, uớc lượng thời gian và chi phí cho các công đoạn không chính xác.
9. Rủi ro liên quan đến các nhà thầu phụ (Incompetent subcontractors)
Rủi ro xảy ra khi Nhà thầu chính lựa chọn các Thầu phụ không đủ năng lực để thực hiện các hạng mục công việc của Dự án. Vật tư giao bởi nhà cung cấp không đạt chất lượng (ví dụ như bê tông không đủ độ sụt; thời gian vận chuyển dài; cát đá không đạt yêu cầu...)
10. Sai sót trong thi công (Mistakes during construction)
Rủi ro xảy ra liên quan đến các vấn đề kỹ thuật của Nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng. Đây là rủi ro rất thường xuyên xảy ra và có khả năng ảnh hưởng lớn đến Dự án.
C. Nhóm các rủi ro liên quan đến nhà tư vấn
11. Quản lý Dự án yếu kém (Poor project management assistance)
Rủi ro xảy ra do trình độ yếu kém của Tư vấn Quản lý Dự án, không đảm bảo việc phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều đơn vị cùng thực hiện Dự án.
12. Quản lý hợp đồng kém (Poor contract management)
Hợp đồng thi công không rõ ràng dẫn đến khó khăn trong giải quyết mâu thuẫn tranh chấp.
13. Chậm trễ trong kiểm tra nghiệm thu các công đoạn đã hoàn thành (Slow inspection of completed works)
14. Sai sót trong thiết kế (Mistakes in design)
15. Thay đổi thiết kế (Design changes)
16. Khối lượng công việc tăng so với dự kiến ban đầu (Additional works)
17. Trao đổi thông tin không hiệu quả giữa các đơn vị tư vấn thiết kế (Kiến trúc, kết cấu, cơ điện...) (Slow information flow between parties)
D. Nhóm các rủi ro về nguyên vật liệu và lao động
18. Thiếu vật tư thi công (Shortages of materials)
Rủi ro xảy ra trong việc cung ứng vật tư đúng chủng loại, đúng yêu cầu thiết kế phục vụ cho thi công.
19. Thiếu công nhân có trình độ (Shortages of skilled workers)
Rủi ro xảy ra với các Nhà thầu trong việc thuê mướn hoặc huấn luyện đủ số lượng công nhân có trình độ để phục vụ thi công.
20. Dự đoán sai về điều kiện thi công (Unforeseen site conditions)
Các rủi ro không lường trước được liên quan đến điều kiện thi công tại công trường như: địa hình, địa chất khác với thiết kế/khảo sát, ảnh hưởng của các công trình lân cận.
21. Biến động giá cả xây dựng (Price fluctuations)
Rủi ro xảy ra khi giá cả vật tư, nhân công, máy móc thay đổi bất thường trong quá trình thi công xây dựng.
E. Nhóm các rủi ro do tác động khách quan bên ngoài
22. Thời tiết xấu (Bad weather)
Rủi ro về thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến việc thi công của Nhà thầu.
23. Các khó khăn liên quan đến Chính phủ (Obstacles from government)
Mặc dù Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nhưng vẫn còn tồn tại nạn tham nhũng, quan liêu, thủ tục rườm rà gây ảnh hưởng không nhỏ đến các dự án xây dựng
Xin vui lòng nhấn vào nút submit bên dưới để hoàn tất.